Sunday 3 April 2016

Thành Kỳ Ý free ebook

Mời các bạn đọc truyện Thành Kỳ Ý, ngôn tình lịch sử Việt của tác giả Lê Ngọc Linh và Bình Hải, dưới sự tư vấn lịch sử của Đại Việt Cổ Phong, được phát hành bởi Comicola, NXB Đông A và Văn học tại đây!

Tác giả
LINH/ ANNIE LINH
Mục Lục
PHẦN I                                                                                           7
Chương 1: NHIỄU                                                                         9
Chương 2: LOẠN                                                                           20
Chương 3: ĐỘNG                                                                          35
Chương 4: BIẾN                                                                             47
PHẦN II                                                                                          61
Hỏa chương: NGỌC HUYÊN                                                       63
Mộc chương: KHAC xương                                                          73
Thủy chương: TƯ THÀNH                                                           84
Kim chương: NGHI DÂN                                                             96
Thổ chương: BANG CƠ                                                                 109
PHẦN III                                                                                         121
Chương 1: TRỌNG                                                                        123
Chương 2: MẬT                                                                             137
Chương 3: KHỞI                                                                            148
Chương 4: Ấn 161
Chương 5: LỘ                                                                                 174
PHẦN IV                                                                                         187
Chương 1: NHẬT NGUYỆT                                                         189
Chương 2: TỬ HUYỆT                                                                  198
Chương 3: DỤNG TÂM                                                                208
Chương 4: THỎA HIỆP                                                                 220
Chương 5: NGỤ Ý                                                                          233
Chương 6: NỘI TÌNH                                                                    245
Chương 7: MỘNG MỊ                                                                    253
PHẦN V                                                                                          269
Chương 1: BÍ MẬT                                                                         271
Chương 2: GIẢ TẠO                                                                      283
Chương 3: TỈNH GIÁC                                                                 297

Chương 4: MƠ HỒ                                                                         311

Saturday 2 April 2016

Chương 22

CHƯƠNG 4: MƠ HỒ
Tháng tám, Thái Hòa năm thứ mười một, phủ Bình Nguyên ở phía Tây Nam Hoàng thành đã bị thiêu rụi hoàn toàn trong một trận hỏa hoạn nghiêm trọng.
Gần sáu mươi sinh mạng đã bị thần lửa cướp đi, phần lớn là phụ nữ và trẻ nhỏ.
Cấm quân đã phong tỏa khu vực xảy ra tai nạn suốt gần một tháng để phục vụ điều tra, cũng là chừng ấy thời gian người ta thấy số binh lính canh giữ bên ngoài phủ Lạng Sơn và phủ Tân Bình tăng lên gấp nhiều lần. ''Nội bất xuất, ngoại bất nhập", các Thân vương gần như bị giam lỏng trong tư phủ của chính mình, chờ đợi phán quyết từ Cung thành.
Trong những ngày đó, bên phía Tân Bình Vương, ngoài Nội quan lo việc tiếp thực từ Hoàng cung, người còn lại có thể thường xuyên ra vào phủ là hai vị Thái y mà Hoàng thượng đích thân cử tới. Sau hôm trở về từ yến tiệc Trung thu, nhị Vương gia đã đổ bệnh rất nặng, mê man suốt nhiều ngày liền khiến Hoàng thượng vô cùng lo lắng. Các vị ở Thái y viện đã tận lực chạy chữa, cuối cùng Tân Bình Vương cũng hồi tỉnh nhưng sức khỏe yếu đến nỗi mới chuyện trò dăm ba câu đã thở dốc.
Còn một người nữa khiến các quan Thái y viện phải đau đầu, bất an không kém là Thái phi Ngô Thị Ngọc Dao. Vừa hay tin dữ tư phủ xảy ra việc chẳng lành khiến toàn bộ gia thần chết không còn một ai, Thái phi đau lòng tới suy sụp, chẳng thiết, ăn uống, bỏ cả thuốc thang khiến bệnh tình khó lòng thuyên giảm cho dù Thái y đã dốc lòng dốc sức. Túc trực bên giường bệnh Ngô Thái phi trong những ngày ấy luôn là Bình Nguyên Vương.
Tuy chỉ là sinh mạng của gần sáu chục thường dân và gia thần một phủ nhưng cả Đông Kinh bỗng chìm trong bầu không khí u ám kỳ lạ với vô số lời đồn thổi bủa vây cho rằng đây vốn là âm mưu hành thích tứ Vương qia được che giấu trong một vụ hỏa hoạn.
Giữa lúc tất cả mọi người còn đang hoang mang phỏng đoán, lẫn lộn giữa hư và thực thì một nhân vật quan trọng khác đã có mặt ở Đông Kinh mà không một ai lưu tâm chú ý, đó chính là nguyên Điện tiền đô chỉ huy sứ Nguyễn Đức Trung.
Con người này luận tài năng, luận công trạng đều xuất chúng hơn người, luận xuất thân, gia thế lại càng không đơn giản.
Dòng họ Nguyễn (Gia Miêu) [1] có sơ tổ Nguyễn Bặc là người bạn thời niên thiếu của ngài Đinh Bộ Lĩnh Hoa Lư, đã cùng người sát cánh dẹp loạn mười hai sứ quân. Sau khi thống nhất giang sơn, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Ngài Nguyễn Bặc được nhà vua phong làm Định Quốc công, khai quốc công thần. Dòng dõi các đời sau đều có nhiều vị làm quan tới chức đại thần trải suốt các triều đại Lý, Trần.
[1] Nguyễn (Gia Miêu): Dòng họ Nguyễn từ ngài Nguyễn Bặc truyền đến đời thứ 10 là ngài Nguyễn Biện, được phong làm Phụ đạo Huệ quốc công đời nhà Trần. Lúc Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, ngài Hiện đem gia quyến vào Tây Đô (Thanh Hóa), khai sáng lãng Giíi Miêu Ngoại Trang (tức làng Quý Hương, thuộc Tông Thương Bạn, huyện Tống Sơn). Từ đó về sau con cháu lấy đó làm quê quán (nguyên quán), gọi là họ Nguyễn Gia Miêu (Theo Gia Miêu Bắc Phổ).
Khi nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần rồi để giang sơn rơi vào tay nhà Minh, hậu duệ đời thứ mười hai của dòng họ Nguyễn Gia Miêu là ngài Nguyễn Bá Lân cùng người con trai Nguyễn Khản và cháu trai là các ngài Nguyễn Du, Nguyễn Dạ, Nguyễn Công Duẩn đã tụ nghĩa dưới ngọn cờ kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh của Bình Định Vương Lê Lợi. Trải hơn mười năm nếm mật nằm gai, chiến đấu gian khổ, cuối cùng đã có thể quét sạch bóng giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi nước Nam.
Đức Cao Hoàng sau khi lên ngôi đã phong Nguyễn Bá Lân làm Phủ nghị đồng Tam Ty bình chương quốc quân trọng sự, Nguyễn Khản làm Trấn Quốc đại tướng quân, Nguyễn Du làm Tuần kiểm, Nguyễn Dạ làm Dũng quốc công, Nguyễn Công Duẩn làm Trung Dũng đức khai quốc công thần, Phụng trực Đại phu Đô đốc và làm thêm Phụ đạo coi việc dân sáu huyện Thanh Ba. Gia tộc Nguyễn Gia Miêu chưa có lúc nào rỡ ràng hơn thế.
Nguyễn Đức Trung là con trưởng của Khai quốc công thần Nguyễn Công Duẩn, ngài nối chí cha ra làm quan từ thời đức Văn Hoàng [2], từng giữ chức Điện tiền đô chỉ huy, thuộc võ giai chánh tứ phẩm, cầm đầu cấm quân bảo vệ Cung thành và trị an Đông Kinh.
[2] (Lê) Văn Hoàng: Thái Tông hoàng đế, vị vua thứ hai của triều Lê Sơ, vốn là con thứ của thái tổ Lê Lợi, tên húy là Lê Nguyên Long.
Khi Tiên đế đột ngột băng hà, các đại thần đã phò trợ Thái tử chưa tròn hai tuổi lên ngôi, mẫu thân người là Thần phi họ Nguyễn trở thành Hoàng thái hậu, buông rèm nghe chính sự cùng chúng thần bàn bạc việc nước.
Những năm đầu khi Thánh thượng mới đăng cơ là những năm tháng không hề yên ả.
Hoàng thượng còn thơ bé, quyết định mọi việc triều chính là một người đàn bà và đám đại thần râu tóc bạc phơ. Triều cương rối loạn vì các phe phái ngấm ngầm đấu đá. Trong nước, thiên tai, dịch bệnh hoành hành khiến bách tính lầm than, khốn khổ. Bên ngoài, phía Nam là Chiêm Thành, phía Tây là Bồn Man liên tục đem quân quấy nhiễu vùng biên thùy, lại thêm phía Bắc là Minh quốc chưa từng thôi dòm ngó. Cảnh mẹ góa, con côi ngồi chênh vênh trên ngai vàng quyền lực thực dễ khiến kẻ khác nảy sinh tà tâm ác ý. Dù trên triều có là người quyền uy, sắt đá đến đâu thì khi trở về Hậu cung, Thái hậu cũng chỉ là một người đàn bà sức không mang nổi một thanh kiếm sắt. Trong hoàn cảnh ấy, mọi hành vi của những bề tôi kề cận đều có liên quan trực tiếp tới an nguy của người và Hoàng thượng.
Giống như sự việc xảy ra vào đêm Tết Nguyên tiêu [2] năm Thái Hòa nguyên niên, bọn loạn đảng đã lợi dụng việc trong cung tổ chức yến tiệc linh đình cúng sao giải hạn cầu an năm mới để trà trộn giả trang thành đám Nội quan và pháp sư lập mưu hành thích Thái hậu, nếu không nhờ Điện tiền ty Lê Đắc Ninh khi đó mới chỉ là một lính cấm vệ đương phiên trực kịp thời phát giác rồi nhanh chóng trình báo lên cấp trên để Điện tiền đô đương nhiệm Nguyễn Đức Trung có hành động quyết đoán, ra tay nhanh gọn, một mẻ tóm gọn lũ phản nghịch khi chúng chưa kịp động thủ thì Cung thành đã xảy ra biến cố lớn.
[2] Tết Nguyên tiêu: ngày rằm tháng Giêng (15 tháng 1 âm lịch).
Nhưng đáng tiếc rằng chính vào đêm ấy, Điện tiền đô lại mất đi đứa con gái mình hết mực yêu thương bởi tay thần hỏa, mọi sự ban thưởng hậu hĩnh của Thái hậu cũng không thể khỏa lấp được nỗi đau đớn vì mất mát ấy. Một năm sau ngày đó, Nguyễn Đức Trung xin Thái hậu ân chuẩn cho từ quan, đưa vợ con về lộ Lang Giang, yên vị với cuộc sống điền viên không danh phận chức tước trong suốt gần mười năm.
"Đã lâu quá rồi!" — Thái hậu chầm chậm đưa mắt nhìn một lượt từ đầu tới chân con người đang quỳ trước mặt mình hành lễ.
Đám Nội quan và cung nữ vừa trông thấy cái phẩy tay ra hiệu của Thái hậu liền cúi đầu lui ra. Đợi bọn chúng đi khỏi, Thái hậu mới cất giọng ôn tồn nói với người đó:
''Quan tướng mau bình thân!"
Nguyễn Đức Trung khấu đầu thêm lần nữa rồi mới đứng lên, chắp hai tay trước mặt kính cẩn thưa:
"Đội ơn Hoàng thái hậu bệ hạ! Kẻ hèn chỉ là hạng thường nhân, không dám nhận về mình hai chữ "quan tướng"!"
"Khanh ngồi đi!" — Thái hậu phớt lờ câu nói ấy, chỉ tay vào một chiếc ghế trong phòng.
Nguyễn Đức Trung tỏ ra ngần ngại, kể cả trước đây khi còn là quan tứ phẩm triều đình ngài cũng chưa từng ngồi trước mặt Hoàng thái hậu nữa là giờ đây khi chỉ là một dân thường thân phận thấp kém.
"Đừng ngại!" — Thái hậu như đọc ra được ý nghĩ trong đầu ngài, mỉm cười trấn an — ''Cứ coi như chúng ta là cố nhân gặp mặt, ngồi hàn huyên dăm ba câu chuyện về thời gian đã qua!"
"Mạt tướng... Kẻ hèn không dám!"
Thái hậu bật cười, chiếc quạt trong tay phe phẩy mau hơn.
"Xem ra khanh vẫn còn nhiều lưu luyến chốn quan trường hơn bản thân mình vốn tưởng đấy! Thôi được, nếu khanh cảm thấy không thoải mái thì cứ đứng hầu chuyên, ta không nỡ ép!"
"Kẻ hèn xin đội ơn Hoàng thái hậu bệ hạ!"
"Quả là "giang san dễ đổi, bản tính khó dời", suốt mười năm sống cuộc đời thường dân giản tiện mà khanh vẫn còn nguyên tính đa lễ khi xưa!"
"Kẻ hèn xin..."
"Thôi được rồi, những tiếng "đội ơn", "thứ lỗi" hãy bớt nói đi một chút!" — Thái hậu khoát tay — "Lần này cho gọi khanh hồi kinh là vì có một việc không thể truyền đạt qua thư mà phải trực tiếp gặp mới có thể nói rõ ý được!"
Người nói tới đây thì ngưng lại giây lát, chăm chú nhìn về phía ngài như muốn tìm kiếm một sự phản ứng nhưng Nguyễn Đức Trung trước sau chỉ im lặng cúi đầu chờ đợi. Thái hậu mỉm cười nửa miệng, vẻ hài lòng tỏa ra từ ánh mắt, lan khắp gương mặt.
''Ta luôn cho rằng khanh, sau trung thành thì kiệm lời chính là đức tính đáng quý nhất! Suy đi tính lại, tuy bên cạnh ta không thiếu thuộc hạ đáng tin cậy nhưng việc đại sự lần này nhất định không thể giao cho ai khác ngoài khanh! Nhưng trước tiên ta cần khanh quay trở lại phục vụ triều đình!"
Nguyễn Đức Trung quỳ sụp xuống, muốn nói điều gì nhưng Thái hậu đã kịp chặn lại:
''Mấy năm qua khanh sống cuộc đời ẩn cư như vậy là đủ rồi! Khi xưa nể tình khanh vì chuyện của lệnh nữ mà thương tâm không ngớt đã chuẩn y cho cáo mọi chức tước đưa gia đình rời xa khỏi Đông Kinh. Nhưng còn nhớ lời ta đã nói, rằng khanh là người của ta, đến một lúc nào đó khi ta và Hoàng thượng cần quan tướng góp sức, khanh nhất định không được chối từ, nay thời điểm ấy đã đến!"
"Kẻ hèn không dám quên!"
"Tốt! Nếu đã không quên thì cũng nên sửa lại cách xưng hô mới phải, ta nghe hai tiếng "kẻ hèn" thốt từ miệng khanh thực chẳng quen tai chút nào! Mau đứng lên đi!"
"Mạt tướng... tuân lệnh!"
"Phải vậy chứ!" — Thái hậu gật gù tỏ vẻ hài lòng, đoạn với tay nâng chén trà lên, thong thả nhấp một ngụm, đôi mắt đưa về xa xăm như đang giữ bao suy nghĩ trong đầu — "Khanh trở về Kinh thành đã hơn nửa tháng, liệu đã nghe về vụ việc đáng tiếc xảy ra phủ Bình Nguyên cách đây không lâu?"
"Bẩm, mạt tướng có biết!"
"Vậy chắc cũng biết về việc những kẻ tình nghi bị bắt gần hiện trường vụ việc trong đêm xảy ra tai họa tự nhận là thuộc hạ của Lạng Sơn Vương sau khi bị tống vào ngục thất để chờ thẩm tra thì đã bị hạ độc chết cả, mọi manh mối tới đây đều bị cắt đứt, việc điều tra rơi vào bế tắc?"
Nguyễn Đức Trung im lặng không đáp. Ngài quả là đã nghe về chuyện đó cùng nhiều lời đồn đại khác từ tin tức được truyền miệng trong Kinh thành nhưng không dám tự xét đoán có bao phần thực hư.
"Khanh tỏ ra thận trọng như vậy hẳn là đã biết cả! Lạng Sơn Vương có liên quan gì đến vụ việc này hay không hiện giờ chẳng còn căn cứ nào để xác minh. Người đó lại là bậc Thân vương, không thể tùy tiện bắt bớ thẩm tra, giam lỏng trong tư phủ như hiện giờ cũng đã là quá lắm, e rằng cách này không thể dùng lâu. Nhưng cũng không thể cứ để mặc cho mọi chuyện trôi qua như thế!"
Đức Trung chăm chú lắng nghe, vẻ điềm tĩnh nhẫn nại không bộc lộ thái độ gì rõ rệt khiến cho cuộc đối thoại giữa hai người thi thoảng lại rơi vào những khoảng lặng suy tư của Thái hậu.
"Trộm nghĩ, đại Vương gia nếu thực sự có thể vì việc tranh đoạt ngôi Trữ cung mà chẳng ngại ra tay với em mình thì e là sau này còn dám làm những điều hơn thế. Vì vậy mà ta hết sức lo ngại, cảm thấy tuyệt đối không thể giữ Lạng Sơn Vương ở lại Kinh thành, gần bên Hoàng thượng nhưng nếu đẩy người đó đi xa thì càng cần phải tăng cường chú ý! Hiện giờ, người mà ta có thể tin tưởng giao cho việc bí mật giám sát ấy không có ai thích hợp hơn khanh, Nguyễn Đức Trung!
Ngài nghe tới đó thì sắc mặt thoáng chút đổi khác, nửa kinh ngạc xen lẫn đăm chiêu nhưng rất nhanh lấy lại vẻ điềm đạm, tận tụy.
"Tuyên úy đại sứ lộ Lang Giang vừa qua đời vì bạo bệnh, chức quan đó hiện giờ đang để trống. Theo lý thì có thể cất nhắc Tuyên úy sứ lên thay nhưng nếu để một cựu võ quan của triều đình tiếp quản vị trí ấy cũng sẽ không gây ra thắc mắc gì lớn. Đức Trung khanh vốn là võ giai chánh tứ phẩm, bấy nhiêu năm sinh sống làm ăn ở đó đã có thể coi là dân địa phương. Chuyến này trở về khanh sẽ nhanh chóng nhận được chỉ dụ của Hoàng thượng thăng làm Tuyên úy đại sứ!"
"Có lẽ nào Thái hậu bệ hạ định đưa Lạng Sơn Vương về nơi biên thùy xa xôi hẻo lánh ấy?"
"Đúng vậy!" — Thái hậu gật đầu xác nhận — "Chậm nhất là một tháng sau khi lộ Lang Giang có Tuyên úy đại sứ mới, đại Vương gia sẽ tiếp nhận ý chỉ rời khỏi Kinh thành để tói đó. Không chỉ mình Lạng Sơn Vương mà cả Tân Bình Vương cũng sẽ đi khỏi Đông Kinh tới một nơi yên tĩnh để tiện việc dưỡng bệnh, về phía nhị Vương gia, ta sẽ tự có sắp xếp khác!"
Trong lúc mọi người còn đang lạc lối giữa màn sương mù của những điều ngờ vực, Thái hậu đã đi xong một nước cờ quan trọng.
Kết thúc của việc cạnh tranh ngôi vị Trữ cung, không ai trong số các huynh đệ của Hoàng đế được chọn ngoài người duy nhất có thể ở lại Kinh thành là Bình Nguyên Vương.
Đại Vương gia vướng phải nghi án lớn, nhị Vương gia đổ bệnh trầm trọng, các đại thần tâm phúc luôn theo ủng hộ cũng đành bó tay không có cách gì lật lại tình thế. Xem ra sau tai họa kinh hoàng xảy đến với Bình Nguyên phủ, người được lợi nhất lại chính là tứ Vương gia.
"Vị Vương gia mười hai tuổi, người con cuối cùng của Tiên đế, Hoàng tử duy nhất không được sinh ra trong nhung gấm!" — Những ý nghĩ về Bình Nguyên Vương cứ vương vấn mãi trong đầu Nguyễn Đức Trung kể từ lúc ngài bước chân ra khỏi cửa cung Vĩnh Ninh cho tới tận khi xe ngựa dừng lại trước cửa An Xương quán.
Người đánh xe thắng ngựa, nhanh nhẹn nhảy xuống, vòng ra phía sau vén rèm cho chủ nhân bước ra.
Rèm vừa vén, ngài chợt sững lại trước những gì đang bày ra trước mắt : phu nhân, con trai ngài và cả đứa con gái tưởng như không bao giờ có thể nhìn thấy lại nữa, tất cả đều đang nở nụ cười ấm áp chào đón người cha mới đường xa trở về.
"Không! Đứa trẻ đó không phải là Hằng!" – Ngài nhắm mắt lại, âm thầm nhắc nhở mình.
Nhưng khi đôi mắt vừa mở ra, nụ cười mong manh trên gương mặt ngọt ngào non nớt ấy lại như những hạt muối xát vào vết thương chưa khép miệng khiến Nguyễn Đức Trung bất giác phải gồng mình chống chọi lại cảm giác đau đớn tận tâm can.
"Mọi người ra đây là gì?" Ngài hỏi, né tránh nhìn về phía cô bé "Hôm nay trời nổi gió, mau đưa mẹ các con vào nhà!"
"Vâng, thưa cha!" Công tử Vĩnh lễ phép đáp.
"Vâng, thưa cha!" Liền sau đó là một giọng nói trong như khánh ngọc.
Nguyễn Đức Trung dừng lại một nhịp, đưa mắt về phía ấy, bắt gặp cái nắm tay rất chặt như không muốn buông của phu nhân đối với cô bé. Trên gương mặt thường u ám của bà dường như sắc xuân đang trở lại. Phu nhân nhìn chồng, nhoẻo miệng cười hiền từ, vẻ mãn nguyện dâng đầy nơi đáy mắt. Ngài mỉm cười đáp lại, dẫu có bao suy nghĩ khác đều gượng nén chặt trong lòng, vùi xuống mấy tầng sâu, chìa tay về phía trước, có ý ân cần đón lấy tay vợ từ tay cô bé.
"Vào nhà cả thôi!" Phu nhân nói với mọi người, một tay đưa ra nắm lấy tay chồng, tay kia vẫn giữ chặt năm ngón tay mảnh dẻ của con bé không rời cứ như thể sợ rằng nếu buông ra thực tại viên mãn này sẽ biến mất, đứa con gái mà bà thương nhớ suốt mười năm nay sẽ tan như ảo ảnh. Ví như đây chỉ là một giấc mơ, bà ao ước mình sẽ không bao giờ tỉnh lại, nếu không bà làm sao có thể chịu được việc mất đi con gái lần thứ hai?
Theo như khẩu dụ của Hoàng thái hậu, những ngày gia đình ngài có thể lưu lại Đông Kinh không còn bao nhiêu, cần phải mau chóng trở về Lang Giang trước khi chiếu chỉ của Hoàng thượng ban xuống. Nguyễn Đức Trung đã lệnh cho gia nhân sắp xếp đồ đạc để chuẩn bị lên đường. Điều khiến ngài còn băn khoăn duy nhất chính là đứa trẻ xa lạ mới xuất hiện trong gia đình mà phu nhân luôn quấn quýt, coi như thế thân của ái nữ đã mất cách đây mười năm.
Đứa trẻ chạy thoát từ vụ hỏa hoạn kinh hoàng đêm Trung thu liệu có mấy phần liên quan tới những nghi vấn xung quanh ba vị Vương gia và những gì đã xảy ra đêm ấy? Vì sao cả đám người hùng hổ phải cất công lùng sục khu rừng, xới tung từng ngọn cỏ để bắt lại bằng được chỉ một đứa trẻ non nớt? Và điểm kỳ lạ nhất chính là sau khi con bé tỉnh lại, những điều nó có thể kể ra là chuyện đã xảy ra trong gia đình họ Nguyễn mười năm trước, cứ như thể nó chính là Hằng chứ không phải ai khác. Nhưng làm sao có thể? Hằng đã chết rồi, tự tay ngài đã chôn cất đứa con gái xấu số đáng thương của mình bằng tất cả nỗi thống khổ như cào nát trái tim mà đến nay vẫn còn lưu lại sẹo.
"Thưa cha, cha đang có điều gì bận tâm ư?" — Tiếng công tử Vĩnh cất lên bên tai cắt ngang mạch suy nghĩ của ngài.
Nguyễn Đức Trung ngẩng lên nhìn con, mỉm cười hiền từ:
"Không có gì nhiều! Nhìn mẹ con mỗi ngày lại thêm hồng hào tươi tắn cha tự thấy vui trong lòng!"
Công tử đưa mắt trông theo hướng phụ thân mải nhìn nãy giờ, ra là ngoài hiên nhà, mẫu thân đang thêu áo còn cô bé gối đầu kề bên, cảnh tượng ấy vừa êm đềm, vừa ấm áp,tưởng như quá đỗi thân thuộc vậy mà bao lâu nay trong gia đình này không còn thấy được. Trên môi công tử bất giác nở một nụ cười.
Nguyễn Đức Trung trông vậy liền hỏi con trai:
"Con cảm thấy chuyện này ra sao?"
''Thưa cha, có phải ý cha là về chuyện cô bé ấy đột nhiên xuất hiện trước mắt chúng ta, có gương mặt giống hệt chị gái con năm xưa?"
"Phải, không chỉ gương mặt mà giọng nói, cử chỉ, thói quen đều như khuôn đúc! Cha lo rằng mẹ con sẽ không thể xa rời được đứa trẻ ấy! "
"Xa rời ư, thưa cha?" — Công tử tỏ ra kinh ngạc — "Vì sao?"
"Đến từ đâu phải trả về nơi ấy!" — Ngài đáp, vẻ cương quyết — "Chẳng lẽ con đã quên đứa trẻ này được tìm thấy trong đêm phủ Bình Nguyên bốc cháy? Lai lịch của nó ra sao không ai rõ nhưng đây là chuyện có liên quan tới Hoàng thất và triều đình, chúng ta không thể suy nghĩ đơn giản!"
"Thưa cha, con lại nghĩ một đứa trẻ yếu ớt nhường ấy thì có thể góp phần gì trong sự vụ kinh hoàng liên quan tới những nhân vật quyền thế nhất đất nước này? Con chỉ biết từ khi có cô bé ấy, mẹ của con đã không còn ủ rũ, thuốc không cần uống mà bệnh cũng tự khỏi. Đứa trẻ ấy không là gì khác ngoài thang thuốc chữa tâm bệnh của mẹ con!"
Nguyễn Đức Trung im lặng không đáp, ánh mắt nhìn về xa xăm. Lời của con trai không phải không có ý đúng, ngược lại, đó còn là một nửa suy nghĩ trong ngài, đối lập với phần âu lo ngờ vực kia.
"Thưa cha!"
"Con cứ nói!"
"Đứa trẻ này áng chừng chỉ mười, mười một tuổi, cũng là chừng ấy năm chị gái con không may qua đời. Ngày thường nghe mẹ tụng kinh niệm Phật, giờ lại tận mắt trông thấy điều này, dường như con cũng tin là trên đời này thực sự có chuyện đầu thai chuyển kiếp!"
Công tử nói rồi quỳ sụp xuống chân ngài, dập đầu sát đất.
"Mẹ con trải qua từng ấy năm sống leo lét như ngọn đèn trước gió, yếu đuối đến nỗi cứ như thể chỉ cần thở mạnh một hơi cũng có thể vụt tắt bất cứ lúc nào! Trước khi cô bé xuất hiện, bấy lâu nay con chưa từng trông thấy mẹ tươi cười trở lại. Đứa trẻ đó dù có là ai và đến từ đâu đi chăng nữa trong lòng con đã sớm coi như người chị đã mất của mình!"
Lời của con trai như gõ mạnh vào tâm trí ngài khiến dư âm còn mãi, văng vẳng lúc gần lúc xa. Lại có lúc ông cảm thấy đây có lẽ là định mệnh sắp đặt, dù may mắn hay tai họa cũng đã là số kiếp không thể tránh khỏi.
Nhìn phu nhân cười nói quấn quýt bên đứa trẻ khác hẳn với tâm trạng ủ dột thiểu não nhiều năm nay, Nguyễn Đức Trung càng thêm quyết tâm gạt đi mối âu lo mơ hồ trong lòng. Khuya hôm đó, ngài nói với vợ:
"Hai ngày nữa chúng ta sẽ rời khỏi Đông Kinh trở về Lang Giang!"
Phu nhân nghe chồng nói thì giật mình thảng thốt, liếc nhìn sang đứa trẻ đang gối đầu ngủ yên lành bên cạnh.
"Con cái tất nhiên phải đi cùng cha mẹ!" — Ngài hiểu điều vợ mình lo lắng, liền mỉm cười trấn an.
Đôi mắt bà đầy ắp niềm vui mừng lẫn nhẹ nhõm, phu nhân đáp lại chồng bằng nụ cười ẩn chứa bao cảm kích, rồi đưa tay vuốt nhẹ lên mái đầu xanh mướt của con bé, khe khẽ gọi:
''Hằng, con ngoan!"
''Mọi người mau lên xe thôi!" — Tiếng hô lớn của người đánh xe ngựa bên phía Nguyễn lão gia là hiệu lệnh khởi hành.
Khi tới đây chỉ có hai chiếc xe ngựa và sáu người lớn, tới lúc trở về số xe đã tăng gấp năm lần. Tám chiếc xe chở đầy của cải cùng đám gia nhân mới đến là phần thưởng bí mật ban xuống của Thái hậu, Nguyễn Đức Trung hiểu rằng mình chỉ có thể nhận mà không được phép từ chối.
Trong đám người mới ấy có một bé gái tên Mai cũng trạc tuổi Hằng, mặt mũi sáng sủa, tác phong nhanh nhẹn, tính tình lại xởi lởi, hồn nhiên. Phu nhân cảm thấy rất ưng ý nên đã chỉ định nó làm tì nữ riêng theo hầu nhị tiểu thư.
Hằng và đứa tì nữ ngồi riêng một xe, Nó có vẻ phấn khởi, háo hức khi lần đầu tiên được ở trong một chiếc xe rộng, đẹp đến vậy, cứ liên tục ngó nghiêng, lật lên xem xét hết cái này tới cái khác rồi lại xuýt xoa tán thưởng. Một hồi lâu mới giật mình sực tỉnh, len lén nhìn về phía tiểu thư thăm dò nét mặt như sợ rằng mình đã khiến chủ nhân bực dọc vì hành xử vô phép. Nhưng nhị tiểu thư chẳng mấy để tâm tới nó, chỉ ngồi im nhìn qua khung cửa, ánh mắt xa xăm hướng ra bên ngoài, người khẽ rung rinh theo nhịp của bánh xe.
"Tiểu thư!" — Con bé Mai rụt rè lên tiếng.
"Ừ!" — Hằng đáp, không ngoái đầu lại.
“Cô đang nhìn gì vậy?" — Chịu không nổi, nó tò mò sán lại ngồi bên, ngó qua cửa sổ trông theo hướng Hằng đang nhìn.
Ráng chiều đỏ rực như vệt máu loang loáng cuối chần trời, thi thoảng lại dội lên âm thanh tiếng quạ thê lương, càng khiến không gian thêm não nề, u ám.
Đằng xa là khung cảnh tiêu điều của nơi từng là phủ đệ vị Thân vương được Hoàng thượng sủng ái nhất, bây giờ chỉ còn trơ lại những cột nhà cháy đen nham nhở, những tầng mái đổ nát trên nền gạch kìn kịt tro tàn và bùn đất.
"Đằng ấy là Bình Nguyên phủ, nơi ở cũ của tứ Vương gia và vị Thái phi họ Ngô! Tiểu thư là người xa đến chắc không biết cách đây hơn một tháng chỗ ấy đã xảy ra một trận hỏa hoạn vô cùng thảm khốc làm chết gần sáu chục mạng người nhưng may mà hai vị chủ nhân tối đó đều dự yến tiệc trong cung nên không có bề gì nguy hiểm!"
"Vậy sao?" — Hằng hững hờ đáp.
Lại một tiếng quạ vang lên như muốn xé nát không gian. Mùi tang tóc theo cơn mưa giội xuống ngấm vào lòng đất, len lỏi, luồn lách, hòa vào những mạch nước ngầm dưới tận tầng sâu nhất.
"Mưa rồi! Mưa trái mùa!" — Con bé Mai bật kêu lên, thò bàn tay ra cửa sổ hứng lấy những giọt nước mắt của trời.
"Ta chợp mắt một lát!" — Hằng nói, quay người vào trong, ánh mắt thôi không hướng ra bên ngoài.
Mai khẽ "vâng" rồi vội vàng với tay rút cho sợi dây buộc bung ra để rèm cửa hạ xuống.
Chiếc xe vẫn lắc lư đều đặn, tiếng mưa rơi xuống đập vào nóc thùng xe tạo ra âm thanh "lộp bộp". Con bé Mai lắng tai nghe tiếng ếch nhái kêu trong bụi, tiếng mời gọi bạn tình ra rả, râm ran.
"Cơn mưa này chắc sẽ rơi lâu đấy!" — Nó lẩm nhẩm một mình, liếc mắt về phía tiểu thư. Lần đầu tiên nó được đàng hoàng thong thả ngắm nhìn nàng ở vị trí gần như thế.
Ráng chiều đỏ ối len qua khe cửa rọi sáng gương mặt nàng, đôi môi mềm mại, sống mũi thanh cao, hai hàng mày xanh mướt mềm như liễu rủ, đôi mi khép chặt cong như cánh cung. Bất chợt một hạt châu sa rơi ra từ khóe mắt, vẻ xinh đẹp lộng lẫy bỗng nhuốm màu đau thương thê thiết khiến con bé Mai không khỏi kinh ngạc.
"Tiểu thư khóc đấy ư?" — Nó hỏi nhưng không có tiếng ai trả lời, chỉ có âm thanh "lộp độp" của mưa rơi đập trên mái.
Thêm một giọt lạnh buốt rơi ngay má nó, Mai ngẩng lên, phát hiện ra một lỗ hổng nhỏ trên nóc thùng xe. Nó vừa rút khăn trong túi nhét tam vào chỗ thủng, miệng vừa lẩm nhẩm:
"Té ra là nước mưa, không phải nước mắt!"
Đoàn xe cứ thong thả lăn bánh, mỗi lúc một đi xa khỏi An Xương quán, xa Cung thành, xa nơi đổ nát tiêu điều từng một thời là tư phủ vị Thân vương được sủng ái nhất trong số các huynh đệ của Hoàng đế, người được dân chúng trong vùng ca tụng là bậc tài hoa xuất chúng, cốt cách thanh cao hiếm có trên đời.
Đoàn xe dừng lại chốc lát, cũng vừa lúc Hằng tỉnh giấc, nàng mở mắt nhìn đứa nô tì thấy con bé đang vén rèm trông ra bên ngoài.
"Tại sao không đi nữa?"
"Tiểu thư, cô dậy rồi ư?" — Con bé Mai quay lại, nhoẻn cười tươi tắn với nàng — ”Đã đến cổng Nam thành rồi, bất cứ ai đi qua lại đều phải dừng để quan binh kiểm tra giấy thông hành! Chúng ta đã ra tới vùng ngoại ô rồi! Từ đây trở đi không còn là Hoàng thành nữa! Ra khỏi đây đi thêm một đoạn ngắn sẽ tới bến thuyền, muốn đi lên phía Bắc phải đổi từ xe ngựa qua thuyền lớn!"
Nàng gật nhẹ đầu, không đáp.
"Ôi chết, em lại nhiều lời rồi! Chẳng nhớ ra tiểu thư vốn là người miền Bắc!"
"Ngươi là người ở đâu tới? Ở đây bao lâu rồi?"
"Thưa, em theo cha mẹ lưu lạc tới đây đã được ba năm, trước kia nhà ở phủ Diễn Châu [3]!"
[3] phủ Diễn Châu: nay thuộc tỉnh Nghệ An.
"Ừm, nghe giọng cũng đoán ngươi là người miền Nam [4]! Ngươi đi theo ta, vậy còn thân phụ mẫu thì sao?"
[4] Miền Nam: thời này, nước ta chưa có lãnh thỗ mở rộng tới tận phía nam như ngày nay, nên vùng Nghệ An được gọi là “miền Nam”.
"Thưa..." — Nó ngập ngừng, vẻ xúc động lộ rõ trong giọng nói — "Vừa tới đây được nửa năm thì cha mẹ em cùng nhiễm phải bệnh dịch, bệnh nặng lại không có tiền mua thuốc chữa trị nên đều không qua khỏi!"
Tới lúc này, Hằng mới chăm chú nhìn nó từ đầu tới chân, ánh mắt cảm thông, nhẹ nhàng hỏi:
''Vậy còn mộ phần, ngươi đi thế này, lấy ai chăm sóc mộ phần cho họ?"
"Thưa, vì là mọi dân chết bởi bệnh dịch nên không được chôn cất như bình thường, bị gom chung với những tử thi khác rồi hỏa thiêu tập thể!"
Vẻ kinh hoàng hiện cả trên gương mặt Hằng, lần đầu tiên nàng nghe thấy những điều kinh khủng đến thế.
"Hố thiêu tập thể ấy ngoài những người có chức trách, dân chúng không ai được phép đến gần để tránh lây lan mầm bệnh!" — Con bé Mai tiếp tục — “Đến khi thiêu xong chỉ còn lại tro cốt cũng không được lấy mang về, cho nên cha mẹ em và những người cùng bị hỏa thiêu đều không ai có mộ phần!"
Hằng khẽ thở dài, muốn nói vài câu an ủi nhưng đầu óc trống rỗng chẳng tìm ra được lời nào thích hợp, đành im lặng quay người, vén rèm nhìn ra xa xăm.
Việc xuất trình dường như đã xong xuôi, người đánh xe vút roi quất ngựa, chiếc xe chầm chậm lăn bánh khởi hành. Từ bên trong nhìn ra, Hằng thoáng có cảm giác choáng ngợp trước bức tường thành cao lừng lững uy nghiêm. Cánh cổng bằng gỗ lớn màu nâu trầm không rõ vì mưa nắng hay vốn dĩ là nước sơn nguyên bản dần dần khép lại phía sau.
Đoàn người rời khỏi Đông Kinh, trời mưa vẫn không ngớt, một cơn mưa kéo dài như lời con bé Mai tiên đoán.
''Tiểu thư!" — Nó ngoảnh lại nhìn nàng, rụt rè lên tiếng.
"Ừm?"
''Chúng ta có bao giờ quay trở lại Đông Kinh nữa hay không?"
Hằng không vội đáp, ánh mắt cứ hướng mãi về nơi đoàn xe vừa đi qua. Cho tới khi con bé Mai cũng tưởng nàng chẳng hề để tâm tới điều nó hỏi thì đột nhiên nhận được câu trả lời khẽ khàng tựa tiếng gió thoảng bên tai, mơ hồ như làn sương khói giăng ngang bầu trời chiều tàn úa:
"Chết trong biển lửa, tái sinh cũng từ lửa... Đông Kinh, duyên nợ này sao có thể dễ dàng chặt đứt ở đây?"
Đó là một ngày tháng chín năm Quý Dậu, Thái Hòa năm thứ mười một.
Hai tháng sau, ngày hai mươi mốt tháng mười một, Hoàng thượng bắt đầu đích thân coi chính sự, đổi miếu hiệu, đại xá thiên hạ. Từ tháng giêng năm sau đổi là Diên Ninh nguyên niên.[5]
[5] Trích Đại Việt sử ký toàn thư, mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697).