Saturday 2 April 2016

Chương 6

MỘC CHƯƠNG: KHẮC XƯƠNG

Nếu hỏi bọn trẻ trong Bình Nguyên phủ về công việc khiến chúng e ngại nhất thì đáp án chính là làm thị đồng theo hầu Vương gia tới Kinh Diên học chữ.
Chúng không ngại mùa đông phải trở dậy từ lúc trời còn tờ mờ sớm tinh mơ trước cả khi gà gáy, cũng không ngại mùa hè phải cuốc bộ một quãng đường xa dưới trời trưa nắng với cái bụng đói cồn cào. Điều khiến chúng e ngại chỉ có một: chính là bầu không khí trang nghiêm ở Kinh Diên, nơi mà các Thân vương và con cái đại quan triều đình theo học.
Triều đình nhà Lê rất đề cao việc học hành, khoa cử. Từ thời Thái tổ Hoàng đế khi mới lập quốc đã sớm chăm lo đến việc gây dựng nhân tài, trong kinh thì lập Quốc Tử Giám, lựa con cháu nhà quan và những người ưu tú trong dân sung làm giám sinh, ở từng lộ cũng lập trường học, sung con em những gia đình lương thiện hiếu học làm lộ hiệu sinh, cử những nhà nho đáng làm thầy đứng ra dạy dỗ, lại định ra lệ: nhi tử của các quan võ từ Đồng tri trở xuống đến Đội trưởng, quan văn từ Thượng thư trở xuống đến thất phẩm, khi lên chín tuổi đã có thể tới nhà Quốc học trong cung.
Trường học, tuy rằng việc dạy kiến thức ở đâu cũng như nhau nhưng Vương tôn quý tộc đi học đương nhiên không giống với hạng thứ dân tầm thường. Khác biệt lớn nhất có thể lập tức nhìn thấy chính là mỗi tiểu Vương gia và các vị công tử đều đưa theo bên mình một thị đồng giúp làm công việc mài mực, xếp giấy để chủ nhân có thể chuyên tâm cho việc học hành.
Kinh Diên là nơi học tập của các Vương tôn quý tộc và con cháu quan lại đại thần, một nai vừa tôn nghiêm, vừa trang trọng, không phải bất cứ ai cũng có thể tùy nghi ra vào hay hành xử tùy tiện. Cho nên, dù chỉ là đứa thị đồng đi theo hầu chủ nhân, bọn trẻ cũng phải ăn mặc chỉnh tề, tác phong nghiêm túc, ngồi trong lớp học tuyệt đối không được để bất cẩn phát ra tiếng động, thậm chí đến việc thở mạnh chúng cũng không dám.
Nhớ năm Bình Nguyên Vương lên sáu, bắt đầu đến tuổi vào học chữ ở Kinh Diên, bọn trẻ trong phủ háo hức tranh nhau được theo Vương gia tới lớp, so bì xem ai tỉ mỉ, chu toàn mới xứng đáng làm thị đồng bên người. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, từ tranh giành bọn trẻ đổi qua thành đùn đẩy, cuối cùng, trụ lại được chỉ còn có Anh Vũ và Đại Phúc vì chúng đều là những đứa trẻ chăm chỉ, hiếu học hơn người.
Mỗi tuần một người, Anh Vũ và Đại Phúc thay phiên nhau theo hầu Bình Nguyên Vương tới Kinh Diên, cứ thế trong suốt mấy năm, kiến thức về Nho học, Tứ thư Ngũ kinh, văn chương chữ nghĩa xem ra chẳng thua kém các tiểu Vương gia, công tử là bao, nhất là Anh Vũ càng tỏ ra thông minh, sáng dạ vượt trội khiến mẫu thân và Ngô Thái phi không giấu nổi hài lòng.
''Hai người bọn anh thực là may mắn!" — Nàng tì cằm lên cánh tay đang khoanh tròn giả đò ngoan ngoãn trên mặt bàn, chăm chú nhìn Anh Vũ đưa những nét bút nắn nót trên trang giấy, giọng điệu trong câu nói vẻ như ngưỡng mộ lại có chút ganh tị.
"Em vẫn chưa từ bỏ cái ý định ấy ư?" — Vũ dừng bút, quay sang em gái, khẽ nhíu mày nghiêm nghị.
''Một tuần thôi mà anh!" — Ngọc Huyên hạ giọng, chuyển sang năn nỉ, dai dẳng như cái cách mà cả tuần nay nàng đã đeo bám Anh Vũ — "Huống chi chính anh đã hứa…”
"Lời hứa đó coi như không tính!"
"Vì sao lại không tính?" — Nàng cự nự.
"Vì em lừa anh hứa trước sẽ đồng ý thì mới chịu nói ra nhưng dù cho anh có hứa rồi thì yêu cầu của em cũng thật hoang dường!" — Anh Vũ tỏ ra cứng rắn.
Vũ làm sao có thể ngờ ý tốt của mình lại biến ra thành việc khó xử này, vốn định tặng cho Ngọc Huyên một món quà nhân ngày sinh thần nên mới hỏi tiểu muội thích thứ gì, nàng nghĩ ngợi một hồi lâu rồi rụt rè nói mình chẳng cần vật dụng gì, chỉ có một mong ước từ lâu lắm rồi muốn được toại nguyện. Đang lúc vui vẻ, Vũ liền nhận lời mà chẳng chút đắn do, suy tính nào, chẳng ngờ nguyện vọng của em gái lại là được thay anh trai làm thị đồng theo hầu Bình Nguyên Vương đến trường học của các Thân vương.
''Một tuần thôi! Em hứa chỉ một tuần, không hơn!" — Ngọc Huyên tiếp tục năn nỉ.
"Không được! Nơi đó là nơi như thế nào, em không thể biết được đâu!"
''Cho nên em mới muốn biết!" — Nàng tỏ ra không nhân nhượng.
"Đó không phải là chỗ em có thể vì chút hiếu kỳ của mình mà liều mạng xông vào!"
"Em đâu có xông vào, em sẽ đi lại từ tốn, nói năng cẩn trọng! Mà không, em sẽ không mở miệng nói bất kỳ diều gì cả, chỉ im lặng ngồi bên Điện hạ, chăm chú nghe những điều thầy giảng!"
"Không được!" — Vũ kiên quyết bác bỏ — "Không phải chỉ riêng gì điện Kinh Diên mà tất cả trường học đều cấm nữ giới đặt chân tới!"
''Nhưng người đến trường đâu phải là nữ nhân tên Ngọc Huyên!" — Nàng đáp, đôi mắt sáng lên như vốn chỉ đợi huynh trưởng nói ra điều ấy.
"Không phải nữ nhân tên Ngọc Huyên?"
"Anh đợi em ở đây, đừng đi đâu hết!" — Nàng nói, lập tức đứng dậy ra ngoài, trước khi khép cánh cửa lại sau lưng, còn quay đầu dặn dò — "Một lát nữa dù bên ngoài có xảy ra chuyện gì cũng nhất định không được bước ra, còn nữa, nhất định đừng để ai khác biết anh cũng ở trong này!"
"Cũng ở trong này là sao?” — Anh Vũ tự hỏi, cảm thấy có chút mơ hồ không hiểu rút cục Ý của em gái khi nói ra câu ấy là gì nhưng Ngọc Huyên đã khép cửa lại và đi mất.
Vũ không phải đợi lâu, chốc lát đã thấy có tiếng nói chuyện huyên náo ngoài sân, nhớ tới lời nàng dặn, Vũ không bước ra ngoài, cũng không mở toang cửa sổ, chỉ hé mắt nhìn qua khe xem xem là chuyện gì. Không ngờ cảnh tượng đập vào mắt khiến Vũ nếu không phải được Ngọc Huyên căn dặn trước thì suýt chút nữa đã kêu lên một tiếng đầy kinh ngạc: có tới hai Anh Vũ, một ở ngoài sân vui vẻ đá cầu với bọn trẻ trong phủ, một chính là đang nấp sau khe cửa nhìn ra.
Vài giây sửng sốt qua đi, cuối cùng Vũ cũng hiểu Ngọc Huyên muốn để mình trông thấy điều gì, muốn cố gắng chứng minh điều gì.
Gần chục đứa trẻ cả trai lẫn gái quây quanh "Anh Vũ" cùng chơi đá cầu mà chẳng ai mảy may nhận ra có điều gì khác lạ. Điệu bộ, cung cách, gương mặt, dáng vóc, cả cái nhíu mày khi gặp cú tung cầu khó cũng giống hệt con người thực sự đang nấp trong phòng. Họ đúng là huynh muội song sinh, chỉ cần ăn vận, chải tóc như nhau sẽ trở nên giống hệt, đến Anh Vũ còn dụi mắt tưởng rằng mình đang soi gương, chẳng trách mà chúng bạn khồng thể nhạn ra sự khác biệt nào, cứ như là mặt trăng và cói bóng dưới nước.
Giây phút ấy, Vũ biết minh đã bị Ngọc Huyên thuyết phục.
"Trường học sẽ như thế nào nhỉ? Mơn nữa còn là trường học của các Thân vương!" — Ngọc Huyên háo hức tự hỏi, tung chân đá một cứ xoáy cầu về phía trước giống Y như thói quen của Anh Vũ.
Cái khoảnh khắc nhào tới kéo nàng sang một bên để né trái bóng đang lao đến, gương mặt ấy đã in đậm trong tâm trí Tân Bình Vương.
Thật là kỳ lạ, khi người khác sợ hãi thì thường nhắm chặt hai mắt, còn nàng lại chẳng hề như thế. Thậm chí khi hai người cùng đổ nhào xuống đất, đôi mắt trong veo ấy vẫn mở to nhìn người không chớp, nửa kinh ngạc, nửa lại tò mò như muốn hỏi:
"Anh là ai?"
Tân Bình Vương Lê Khắc Xương, nhị Hoàng tử của Tiên đế, vừa tròn mười bốn tuổi, là người thâm trầm, ít nói. Trong bốn huynh đệ, nếu Nghi Dân mạnh mẽ, Bang Cơ hoạt bát, Tư Thànỉi tài hoa thì Khắc Xương luôn tự thấy mình là người kém nổi trội hơn eả.
Người đã sớm xem cuộc sống là chuỗi ngày bình thản, muốn xa lánh quyền mưu để tịnh tâm tu dưỡng, bỗng lần đầu cảm thấy tâm trí đã thực sự bị xao động. Ánh mắt của nàng như nước giếng đêm trăng, vừa hun hút sâu thẳm, vừa đong đầy trong trẻo, long lanh, tinh khiết đến khó tả.
"Phải chăng đầy chính là tâm trạng tương tư luyến ái?"— Tân Bình Vương tự vấn bản thân.
Khắc Xương đã mải nghĩ về điều ấy cho đến khi tình cờ chạm ánh mắt của tên thị đồng theo hầu Bình Nguyên Vương.
"Là ta tu dưỡng chưa đủ! Là ta tu dưỡng chưa đủ!"Khắc Xương vội quay mặt đi tránh né, nhẩm lại câu nói vẫn thường lấy ra tự răn đe mình nhưng dường như chẳng có mấy tác dụng bởi càng cố gắng trốn tránh, ánh mắt người càng bị hút về phía ấy.
Tân Bình Vương thường ngày không hay để ý đến những kẻ theo hầu bút nghiên các Thân vương khác nhưng kẻ đó không hiểu sao lại khiến người để tâm đến vậy. Gương mặt này có lẽ người đã từng trông thấy trước đây, khi hắn theo hầu Bình Nguyên Vương, hoặc khi cùng nhau chơi trong những trận thúc cúc. Không phải xa lạ nhưng cũng không giống như đã quen nhìn thấy, nhất là đôi mắt kia, sao cứ khiến tâm tư người bối rối? Cảm giác thật giống với khoảnh khắc ngắn ngủi ngày hôm ấy, khi người vô thức bị hút vào đôi mắt trong trẻo, sâu thẳm của một người con gái. ''Nhưng người này không thể là nàng ấy được! Nữ nhân đâu được phép bước vào điện Kinh Diên!"
"Nhị Vương gia! Tại sao người lại không chú ý vậy?" — Lời nhắc nhở của thầy giáo kéo tâm trí Khắc Xương trở lại, có vẻ như người vừa bỏ lỡ một phần bài học.
"Xin lỗi thầy! Là trò đã lơ là!"
Sự bối rối của Khắc Xương khiến những đứa trẻ khác thấy làm lạ, chúng đã quen với một Tân Bình Vương trang nghiêm, phàm là những việc liên quan đến học tập thì đều rất chú tâm, nghiêm túc, không bao giờ để mình phạm lỗi.
"Vậy người hãy thử giải thích câu: "Quan thư, lạc nhi bất dâm, ai nhi bất thương." — Thầy giáo ra đề cho Khắc Xương.
''Thưa thầy, đó là một câu trong sách Luận ngữ, Đức Khổng Tử nói: "Thơ Quan thư, vui mà không quá trớn, buồn mà không tổn hại" là Ý ngợi khen bài thơ Quan thư trong Kinh thi, bài thơ miêu tả tình cảm của một người quân tử, xốn xang đi tìm một người thục nữ để nên duyên vợ chồng, tương tự như đôi chim thư cưu [3] ríu rít tìm nhau trên bến sông".
[3] Chim cưu: Loài chim nước, lại có một tên khác là Vương thư, hình dạng giống chim phù y, chúng thường xuất hiện ở khoảng sông Trường Giang và sông Hoài. Loài chim này sống có đôi. Chúng thường lội chúnq, tình ý đậm đà nhưng không hề lả lơi (Theo Chu Hy).
"Trò thử đọc bài thơ ấy lên xem!"
''Thưa thầy!" — Tân Bình Vương đưa mắt nhìn sang, bỗng bắt gặp ánh mắt người đó cũng đang chăm chú nhìn mình. Đột nhiên người cảm thấy cảm xúc ập đến, đọc to bài thơ Quan thư một cách trôi chảy và đầy xúc động:
Quan quan thư cưu
Tại hà chi châu
Yểu điệu thục nữ
Quân tử hảo cầu.
"Tốt lắm! Đó chính là bài thơ Quan thư nổi tiếng trong Kinh thi!" — Thầy giáo ngợi khen kiến thức của Khắc Xương. Đoạn, thầy chắp tay sau lưng, vừa thong thả đi lại trong lớp học, vừa say sưa bình giảng — "Tương truyền, người quân tử trong bài thơ này ám chỉ Văn Vương, một người quân tử mở nghiệp nhà Chu sau này. Ngài cũng có đủ tình cảm như mọi người: có lúc vui, lúc buồn nhưng những nỗi vui buồn của ngài đều đúng chỗ, hợp đạo lý, không quá trớn đến độ gây nên tổn hại. Lứa tuổi của các trò đã bắt đầu cảm nhận được tình cảm luyến ái, ngoài tình cảm dành cho cha mẹ, anh em, bè bạn. Tình yêu nam nữ ẩn chứa một thứ sức mạnh vô hình, khiến con người ta trở nên cao thượng, vĩ đại nhưng cũng có thể biến một người thành kẻ tầm thường, thô tục. vì thế, học tập đạo lý, tu dưỡng bản thân chính là cách để chúng ta luôn phân biệt được đúng, sai trong mọi hoàn cảnh. Hãy trở thành một Văn Vương, đặt những vui, buồn trong chừng mực để không gây tổn hại đến bản thân và cả người xung quanh, ấy chính là quân tử vậy!"
''Thưa thầy! Nói đến ái tình có phải là hơi thừa thãi? Đối với những người sinh ra có thân phận, địa vị đặc biệt như chúng ta, hôn nhân chính là việc sát nhập hai gia tộc để bành trướng quyền lực, vì vậy mà không thể có việc nam nữ yêu nhau rồi kết duyên. Ái tình chỉ là thứ tình cảm tầm thường của những kẻ thấp kém!" — Người vừa lên tiếng cắt ngang mạch cảm xúc của thầy giáo là Lạng Sơn Vương Nghi Dân.
”Ư hừm! về việc này…” — Thầy tỏ ra khá bối rối trước lời nói của Nghi Dân. Sau một thoáng nghĩ ngợi, ông cố gắng lấy lại vẻ nghiêm nghị của một người thầy, trả lời: ''Tình yêu là một trong những tình cảm nguyên thủy, sơ khai nhất của loài người, có trước cả khi quyền lực ra đời, và không bị quyền lực chi phối. Bởi vì nó nhân bản như vậy nên thầy cảm thấy có trách nhiệm giảng cho các trò, để các trò hiểu được rằng dù là trong thế giới của những người có quyền lực, hay thế giới của những người bình thường, tình yêu đều có thể âm thầm len lỏi, nảy mầm."
"Thầy như đang nói về một thứ cỏ dại vậy!" — Nghi Dân ngắt lời, ý đó làm lũ trẻ bật cười thành tiếng, trong chốc lát, không khí trang nghiêm của lóp học bị phá vỡ hoàn toàn, thầy giáo phải gõ mạnh thước lên mặt bàn một hồi lâu mới có thể khiến tiếng ồn vãn bớt.
"Các trò! Các trò!" — Thầy giáo nói lớn — "Đủ rồi! Không được làm ồn! Hãy mở cuốn Mạnh Tử ra, hôm nay chúng ta sẽ học Lương Huệ Vương, phần trước, để hiểu được cái lợi của làm điều nhân nghĩa, nói điều nhân nghĩa."
Sau đó một tuần, ngày nào người thị đồng đó cũng theo Bình Nguyên Vương đến trường học. Cậu ta không bao giờ nói chuyện với ai, kể cả là những thị đồng của các Thân vương khác, chỉ chăm chú làm công việc của mình, không một chút lơ là. Khắc Xương đã tưởng qua vài ngày sự chú Ỷ của mình tới người đó sẽ không còn nhưng hóa ra lại không phải thế. Ngược lại, ánh mắt người luôn tìm đến người đó, và cả cảm giác bối rối mỗi lần vô tình chạm phải cái nhìn của cậu ta dành cho mình khi đứng dậy trả lời thầy giáo vẫn chẳng hề mất đi.
Không như những thị đồng khác, luôn tỏ ra miễn cưỡng hay mệt mỏi khi phải ngồi trong lớp khá lâu bởi chúng chẳng thể hiểu được, hoặc không có hứng thú tìm hiểu những triết lý sâu xa của Thánh nhân mà thầy giáo truyền thụ, thị đồng của Tư Thành có vẻ lại rất say mê tiếp thu, thường gật gù tâm đắc, hay mỉm cười phấn chấn khi được nghe giảng về một chân lý mới. Tân Bình Vương biết điều đó bởi người không thể ngừng lại được việc chăm chú quan sát cậu ta.
Cái cảm giác lạ lẫm với chính mình khiến Khắc Xương muốn một lần thử bắt chuyện với người đó, mong có thể giải tỏa những khúc mắc trong lòng, vì vậy mà khi nhìn thấy tên thị đong đứng một mình ngoài cửa lớp, có lẽ là đang chờ Tư Thành đàm đạo với thầy điều gì đó sau giờ học, Khắc Xương đã mạnh dạn bước đến hỏi chuyện.
"Nhà ngươi là thị đồng của tứ Vương gia phải không?" — Người lên tiếng.
"Bẩm vâng, thưa Điện hạ!" — Cậu ta lễ phép cúi chào khi nhận ra người đứng trước mặt minh là Tân Bình Vương.
''Dạo này ta thường thấy ngươi theo hầu Hoàng đệ!"
"Bẩm vâng!" — Cậu ta giữ phép, đáp mà không dám ngẩng lên nhìn Khắc Xương.
"Có phải trước đây chúng ta đã từng chơi thúc cúc cùng nhau?"
"Dạ?" — Ngọc Huyên thoáng giật mình bởi câu hỏi liên quan đến Anh Vũ, quên mất phép tắc, ngẩng mặt lên nhìn. Khi nhận ra mình vừa làm điều thất lễ, nàng lại vội vàng cúi đầu trả lời Thân vương — "À, bẩm vâng thua Điện hạ!"
Trong khoảnh khắc hai ánh mắt gặp nhau, Khắc Xương thấy trái tim mình bỗng đập mạnh.
''Ngươi... Cậu... tên gì?"
"Thưa Điện hạ, nô tài họ Nguyễn, tên Anh Vũ!
"Anh Vũ? Cái tên hay lắm! Cậu bao nhiêu tuổi?
"Thưa, mười một ạ!"
"Vậy là cậu kém ta ba tuổi, ta mười bốn! Cậu có biết chữ không?
"Thưa, nô tài có được huynh... à, mẫu thân dạy chữ!" — Suýt chút nữa Ngọc Huyên đã trả lời rằng mình được huynh trưởng dạy chữ nếu như không sực nhớ ra chính mình đang đóng giả Anh Vũ.
"Vậy ư, thật hiếm thấy được một nữ nhân đọc thông viết thạo, lại có thể dạy cho người khác, quả là không tầm thường!"
"Đội ơn Điện hạ! Thân mẫu là gia thần trong phủ Bình Nguyên đã nhiều năm ạ!" — Nàng khiêm tốn đáp.
''Anh Vũ!" — Tư Thành cất tiếng gọi, cắt ngang cuộc nói chuyện của hai người — "Hoàng huynh, anh chưa về sao?"
"Hoàng đệ đấy ư? Anh thấy thị đồng này đứng đây một mình nên dừng lại hỏi han đôi chút!"
"Nhà ngươi không làm gì thất lễ với nhị Vương gia đấy chứ?" — Tư Thành quay sang hỏi thị đồng của mình.
"Không có chuyện đo!" — Khắc Xương vội đỡ lời — ''Không thẹn là người trong phủ Bình Nguyen, nói năng cư xử đều rất lễ phép!"
''Vậy thì may quá! Anh Vũ, mau tạ ơn nhị Vương gia!"
"Đội ơn Điện hạ!" — Ngọc Huyên rụt rè.
''Không có gì!"
"Vậy Hoàng huynh, em xin cáo từ!" — Tư Thành chào từ biệt Khắc Xương rồi ra hiệu cho Ngọc Huyên cùng ra về — "Anh Vũ, chúng ta đi thôi!"
"Nô tài xin lui!" — Nàng rụt rè cáo từ Khắc Xương rồi rảo chân bước theo Tư Thành.
Khắc Xương nhìn theo hai người cho đến tận khi kiiuất bóng, tự hỏi có phải mình đã làm điều gì tlĩất lễ khiến Hoàng đệ không vui?
Từ điện Kinh Diên về tới phủ Bình Nguyên không xa nhưng không hiểu sao Ngọc Huyên luôn có cảm giác quãng đường lại dài đến vạy, nàng chỉ sợ nếu Tư Thành bắt chuyện sẽ nhận ra nàng không phải là Anh Vũ. Nhưng thạt may, trong suốt những ngày qua, dù đến trường hay về phủ, người đều lẳng lặng mà đi, không nói một câu, cũng không nhìn nàng, có lẽ người vẫn mải suy ngẫm về những bài học trên lớp, những triết lý sâu xa trong sách vở.
Đột nhiên, Tư Thành dừng lại, quay sang nhìn thẳng vào mắt nàng và nói:

''Khi trường, hãy cố gắng tránh việc giao tiếp với bất cứ ai, hiểu không Ngọc Huyên?"

No comments:

Post a Comment